Thứ Năm, 28 tháng 8, 2008

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNHCHÍNH

I. TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm
a. Một số quan niệm về tài phán hành chính
a.1. Quan niệm của một số nước trên thế giới (N/C)
Khi nghiên cứu về tố tụng hành chính và Luật tố tụng hành chính ở nước ta hiện nay, cần thiết phải hiểu rõ những quan niệm về tài phán nói chung và tài phán hành chính nói riêng. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hành chính tài phán và hành chính quản lý vốn được xem là hai mặt đối lập và thống nhất trong khái niệm hành chính nói chung (Luật hành chính – Pháp). Đặc biệt là tìm hiểu về tài phán hành chính theo quan niệm của một số quốc gia trên thế giới
- “Tài phán hành chính” được xem là một nội dung của họat động “tài phán” nói chung, bên cạnh “tài phán tư pháp”.
- Thuật ngữ “tài phán” có tiếng gốc La-tinh là “Juridictio”, được tìm thấy trong tiếng Anh với cách phát âm tương tự là “Juridiction”.
+ Theo nghĩa rộng: thuật ngữ “tài phán” có nghĩa là phán quyền, tức là quyền lực của Chính phủ (bên cạnh việc sử dụng quyền điều hành hành chính) trong việc phán quyết tính đúng, sai của các hoạt động hành chính diễn ra trong một phạm vi lãnh thổ nhất định.
+ Theo nghĩa hẹp: thuật ngữ “tài phán” được sử dụng để chỉ thẩm quyền đặc thù của cơ quan Tòa án trong việc lắng nghe, xem xét, đánh giá và ra các phán quyết được thể hiện trong bản án hay quyết định của tòa án đối với một vụ việc cụ thể.
- Với cách hiểu trên, “tài phán” không chỉ là hoạt động xét xử của Tòa án mà còn bao hàm cả hoạt động giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính. Như vậy, khái niệm tài phán rộng hơn khái niệm xét xử.
- Theo từ điển pháp lý Nhật – Anh: thuật ngữ “tài phán hành chính” được sử dụng trong tiếng Anh là “Judicial review of administrative action” có nghĩa là quyền pháp lụât trao cho Tòa án được tuyên bố về một hành vi hay quyết định hành chính nào đó có hiệu lực hay không, có đảm bảo tính hợp hiến hay không. Tòa án này có thể là Tòa án tư pháp cũng có thể là Tòa án hành chính độc lập.
=> Như vậy, tài phán hành chính có thể hiểu theo nghĩa là quyền phán xét tính đúng sai của một quyết định hành chính hay hành vi hành chính nào đó không chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính mà còn thuộc thẩm quyền của Tòa án.
a.2. Quan niệm ở Việt Nam
* Những hoạt động có tính chất tài phán trước đây (N/C)
- Đời nhà Lý (1010 - 1225), năm 1028 vua Lý Thái Tông lên ngôi đã kiện toàn một bước bộ máy nhà nước, cho phép “đặt hai bên tả hữu thềm rồng hai lầu chuông” để người dân khi muốn kiện một quan lại nào đó thì đánh chuông để Vua hoặc các quan lại triều đình phán xét.
- Đời nhà Trần (1226 – 1400), bên cạnh các cơ quan và chức quan đã có ở thời Lý, nhà Vua đã đặt thêm nhiều cơ quan và chức quan mới chuyên trách giải quyết việc kiện tụng hành chính:
+ Tam ty viện: có chức năng giám sát việc thi hành pháp luật của các quan lại.
+ Bình bạc ty ở Thăng long: trông coi việc hình án và kiện tụng
+ Chức Ngự sử đài đại phu và Tung tán nắm phép tắc nhà nước: có nhiệm vụ chuyển giấy tờ trình nhà Vua, chuyển đơn khiếu tố của tất cả các nơi lên nhà Vua, kiểm tra, giám sát và phát hiện lầm lỡ của các quan lại lên nhà Vua...
- Đời nhà Lê sơ (1428 – 1527), với sự ra đời của Bộ luật Hồng đức năm 1483 đánh dấu bước phát triển mới trong họat động lập pháp của Nhà nước phong kiến. Bộ luật gồm 722 điều trong đó có nhiều chế định liên quan đến luật hành chính và tố tụng hành chính
+ Người dân có thể thực hiện việc kiện tụng theo 4 cấp: xã quan, huyện quan, phủ quan và triều đình
+ Người dân có thể tự mình thực hiện việc khiếu kiện hoặc cử người hầu kiện thay...
- Dưới triều Nguyễn (1802 – 1858)
+ Năm 1804, Vua Gia long lập ra Đô sát viện: là nơi tiếp nhận tố cáo, buộc tội các quan lại, tâu trình lên vua những điều hay nên làm, điều dở nên tránh
+ Năm 1832, Vua Minh Mạng đã lập ra Tam pháp ty: định kỳ hội đồng của Tam pháp ty có nhiệm vụ nhận đơn khiếu nại, bàn bạc và làm tờ trình vua, được giải quyết khi Vua ủy quyền.
+ Năm 1815, Bộ luật Gia Long ra đời với 938 điều là sản phẩm lập pháp cao nhất dưới thời Lý, có nhiều điều khoản quy định hành vi phạm pháp của quan lại trong triều khi thi hành nhiệm vụ công với các hình thức chế tài: xuy, tượng, phạt bỗng, giáng cấp...
- Năm 1945, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, các họat động có tính chất tài phán hành chính do các cơ quan nhà nước mới đảm nhiệm. quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Hiến pháp 1946.
* Quan niệm về tài phàn hành chính ở nước ta hiện nay
- Tài phán hành chính ở Việt nam trước khi Tòa hành chính được thành lập (01.07.1996) có những đặc điểm sau:
+ Cá nhân và tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hoặc hành vi của cơ quan tổ chức và cán bộ phát sinh trên tất cả các lĩnh vực của quản lý hành chính.
+ Cơ quan hành chính, cán bộ có thẩm quyền ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại được trao quyền giải quyết khiếu nại đó. Cơ chế này được xem là cơ chế : “Bộ trưởng – Quan tòa”. Nghĩa là cơ quan hành chính là người bị khiếu nại đồng thời cũng là người giải quyết khiếu nại.
+ Hệ thống thanh tra được trao quyền giải quyết khiếu nại nhưng quyền lực thực tế bị hạn chế
+ Công dân cùng một lúc có thể gửi khiếu nại lên nhiều cơ quan khác nhau, sau đó khiếu nại sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Do vậy, người dân mất nhiều thời gian chờ đợi.
+ Trách nhiệm của từng cơ quan giải quyết khiếu nại chưa được quy định rõ ràng.
- Ngaøy 21/05/1996, Phaùp leänh thuû tuïc giaûi quyeát caùc vuï aùn haønh chính ñöôïc ban haønh (coù hieäu löïc ngaøy 01/07/1996)
- Tòa hành chính được thiết lập và được trao quyền xét xử các vụ kiện hành chính kể từ ngày 01/07/1996, đánh dấu bước phát triển mới củaViệt Nam về hoàn thiện các khái niệm khoa học pháp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học pháp lý về tài phán trên thế giới.
- Tài phán hành chính được hiểu là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính giữa công quyền và công dân được thực hiện bởi cơ quan tài phán độc lập đó là Tòa án.
- Tài phán hành chính ở nước ta hiện nay, mang những đặc điểm của tài phán nói chung , đồng thời có nét đặc thù riêng phù hợp với bản chất của Nhà nước.

Khái niệm: Tài phán hành chính là hoạt động xét xừ các vụ án hành chính, theo quy định của Lụât tố tụng hành chính, do Tòa hành chính và các thẩm phán hành chính thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cơ quan Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

2. Đặc điểm của tài phán hành chính ở nước ta hiện nay: (N/C)
- Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh khi có đơn khởi kiện vụ án hành chính giữa công dân, tổ chức với công quyền.
- Cơ quan tài phán hành chính ở nước ta là Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân
- Đối tượng của tài phán hành chính ở nước ta là các quyết định hành chính hoặc các hành vi hành chính bị khởi kiện.
- Bên bị kiện trong vụ án hành chính luôn luôn là cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước.
- Hoạt động tài phán hành chính phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định.

3. Luật tố tụng hành chính

III. ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ CỦA TÒA HÀNH CHÍNH
Đối tượng mà tòa án hành chính xem xét giải quyết bao gồm Quyết định hành chính, hành vi hành chính.

1- Quyết định hành chính (Đ.4-PL)
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong họat động quản lý hành chính.
Loại văn bản này được cơ quan Nhà nước sử dụng để giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhưng trong tường hợp việc ra quyết định đó đã trực tiếp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
YÊU CẦU Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án hành chính, Phải là quyết định hành chính lần đầu
CĂN CỨ Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18-04-2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (Hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) quy định những quyết định sau là quyết định hành chính lần đầu

1. Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định hành chính khác thay thế quyết định hành chính trước, thì quyết định mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu.

2. Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định hành chính khác sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước thì phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi, hủy bỏ và quyết định bổ sung, sửa đổi một số điểm của quyết định hành chính trước đều là quyết định hành chính lần đầu.
Chú ý:
Đối với hai trường hợp trên, nếu các quyết định sau được ban hành sau khi cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền đã nhận được đơn khiếu nại và các quyết định đó là kết quả giải quyết khiết nại, thì các quyết định sau là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu chứ không phải là quyết định hành chính lần đầu.
3. Sau khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc TAND có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính ra quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu nại hoặc bị khởi kiện giao cho cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền giải quyết và kết quả giải quyết là cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền đã ra quyết định hành chính mới, thì quyết định mới này là quyết định hành chính lần đầu.

4. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngoài việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính bị khiếu nại, còn quyết định thêm về một hoặc một số vấn đề hoàn tòan mới chưa có trong quyết định bị khiếu nại, thì quyết định về một hoặc một số vấn đề hoàn toàn mới này là quyết định hành chính lần đầu.
QĐ thêm về 1 v/đề mới chưa có trong QĐ bị k/nại

5. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ra quyết định hủy bỏ quyết định bị khiếu nại và ra quyết định mới giải quyết vụ việc đó, thì quyết định mới này là quyết định hành chính lần đầu.
Người có thẩm quyền GQ k/nại tiếp theo ra QĐ hủy bỏ QĐ bị k/nại
- Quá trình xét xử, nếu thấy quyết định trên rõ ràng là trái pháp luật, vi phạm quyền công dân thì tòa hành chính có thể xử hủy bỏ hoặc sửa đổi quyết định, nếu có thiệt hại xảy ra thì buộc bồi thường...
- Mỗi lần bị xét xử như vậy là một lần để cơ quan Nhà nước, bị kiện có thêm kinh nghiệm, rút ra bài học thực tiễn nhằm thận trọng hơn.
2. Hành vi hành chính
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện công vụ, người thực hiện có thể gây xâm hại đến quyền hoặc thiệt hại đến tài sản hợp pháp của công dân.
Ví dụ
1- Trong khi đuổi bắt cướp, chiến sỹ cảnh sát có thể va quẹt gây tai nạn giao thông, làm hư hỏng tài sản. Mặc dù, người dân đó đi đúng luật giao thông (hành động).
2- Công dân có đủ điều kiện để xin sửa chữa nhà ... Nhưng quá thời hạn qui định mà cơ quan quản lý nhà đất vẫn im lặng (không hành động).

IV. THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA HÀNH CHÍNH:
Các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
1. Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
2. Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;
3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;
5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;
6. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;
7. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;
8. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;
9. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;
10. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;
11. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất;
12. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;
13. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;
14. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
15. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;
16. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;
17. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;
18. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
19. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;
20. Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
21. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
22. Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
2. Thaåm quyeàn cuûa toaø aùn caùc caáp
a. Thaåm quyeàn xeùt xöû cuûa toaø aùn nhaân daân caáp huyeän (Ñieàu 12 – PL)
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó;
b) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
c) Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng lãnh thổ với Toà án.
b. Thaåm quyeàn xeùt xöû cuûa toaø aùn nhaân daân caáp tænh, thaønh phoá tröïc thuoâc trung öông (Ñieàu 12 – PL)
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;
b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức của các cơ quan chức năng đó mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;
c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ với Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó;
d) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trên cùng lãnh thổ với Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó, trừ những khiếu kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
đ) Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng lãnh thổ với Toà án giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ với Toà án;
g) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà Toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.”
c. Thaåm quyeàn xeùt xöû cuûa toaø aùn nhaân daân toái cao
Toaø aùn nhaân daân toái cao giaûi quyeát nhöõng khieáu kieän haønh chính thuoäc thaåm quyeàn cuûa toaø aùn nhaân daân caáp tænh maø toaø aùn nhaân daân toái cao laáy leân ñeå giaûi quyeát.
d. Phaân ñònh thaåm quyeàn xeùt xöû vuï aùn haønh chính (Ñieàu 13-PL)

*Giöõa cô quan Nhaø nöôùc caáp treân vôùi toaø aùn coù thaåm quyeàn
a) Trường hợp chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền;
b) Trường hợp có nhiều người mà họ vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản này, nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

*Tranh chaáp veà thaåm quyeàn giaûi quyeát caùc vuï aùn haønh chính giöõa caùc Toøa aùn.

3. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Toà án cấp tỉnh giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.”

Không có nhận xét nào: