Thứ Năm, 28 tháng 8, 2008

Kế hoạch dạy học Môn Luật Hành chính - Hệ Điều Tra Viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CSND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bộ môn Pháp luật Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
(Dùng cho Hệ Điều Tra Viên)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật hành chính và khoa học luật hành chính, quản lí nhà nước, quản lý nhà nước Việt Nam, các chủ thể luật hành chính Việt Nam, các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước, các biện pháp đảm bảo pháp chế và kỷ luật nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Đồng thời giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu tự học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học để áp dụng đúng đắn pháp luật hành chính vào thực tiễn, góp phần phục vụ tích cực cho công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật của lực lượng CSND.
- Giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, lòng yêu nghề và tinh thần, ý thức trách nhiệm cao cho sinh viên trong công tác quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vực ANTT.
2. Yêu cầu
- Đối với giảng viên: Giảng viên phải chuẩn bị nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, có tinh thần thái độ nghiêm túc trong giảng dạy, chấp hành đúng các quy chế, quy định của Bộ và của Trường. Trình bày bài giảng có hệ thống, có nhiều tình huống thực tế để minh họa. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện có một cách hợp lý, phục vụ cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Đối với sinh viên: Sinh viên chú ý tập trung nghe giảng, ghi chép những vấn đề cần thiết, chuẩn bị tốt các nội dung trong kế hoạch dạy học mà giảng viên giao. Nghiên cứu những nội dung trong giáo trình, đồng thời tìm đọc những tài liệu tham khảo mà giảng viên giới thiệu.

II. NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Nội dung cụ thể của môn học
Chương 1: Khái niệm luật hành chính - Khoa học luật hành chính
I. Khái niệm luật hành chính
II. Các qui phạm và các quan hệ pháp luật hành chính
III. Khoa học Luật hành chính
V. Môn học luật hành chính
Chương 2: Quản lý–Quản lý nhà nước Việt Nam
I. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước Việt Nam
II. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước
Chương 3: Chủ thể luật hành chính
I. Cơ quan hành chính Nhà nước
II. Cán bộ, công chức Nhà nước
III. Tổ chức xã hội
IV. Cá nhân
Chương 4: Các hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước
I. Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước
II. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
IV. Quyết định quản lý hành chính nhà nước
V. Thủ tục hành chính
Chương 5: Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước trong quản lí hành chính nhà nước
I. Khái niệm, yêu cầu đối với công việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước
II. Các biện pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước
Chương 6: Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002
I. Sự cần thiết sửa đổi pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính và quan điểm chỉ đạo việc sửa đổi pháp lệnh
II. Những nội dung cơ bản của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (10 chương – 124 điều)
Chương 7: Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
I. Khái niệm tài phán hành chính
II. Thiết lập toà án hành chính và ý nghĩa của nó đối với việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
III. Đối tượng xét xử của tòa án hành chính
IV. Thẩm quyền xét xử của tòa án hành chính
V. Trình tự giải quyết vụ án hành chính
2. Nội dung trọng tâm
- Quản lý, quản lý Nhà nước, quản lý hành chính Nhà nước
- Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước
- Chủ thể luật hành chính
- Hình thức quản lý hành chính Nhà nước
- Phương pháp quản lý hành chính Nhà nước
- Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính
- Đối tượng xét xử của toà án hành chính và ý nghĩa của nó trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức

III. PHÂN BỐ THỜI GIAN DẠY HỌC
Thời gian
CÁC KHÂU GIẢNG DẠY
Nghiên cứu: 2
Giảng: 14
Xêmina: 5
Thảo luận: 6
Bài tập: 0
Giải đáp: 1
Kiểm tra: 2
IV. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
a. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
- Giảng viên sử dụng chủ yếu phương pháp diễn giảng kết hợp với các phương pháp như: nêu vấn đề, giảng dạy theo tình huống… nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên theo hướng lấy người học làm trung tâm.
- Sử dụng các hình thức kiểm tra như: tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp để đánh giá nhận thức của sinh viên.
b. Phương pháp học tập của sinh viên
- Sinh viên nghiên cứu kế hoạch học tập, các văn bản pháp luật, giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo và tổ chức thảo luận nhóm về các nội dung theo sự hướng dẫn của giảng viên trước khi nghe giảng để chủ động tham gia các tình huống học tập trên lớp. Đồng thời sinh viên phải chuẩn bị các câu hỏi tự học, câu hỏi thảo luận, bài tập, tình huống thực hành theo sự hướng dẫn của giảng viên.
- Sinh viên tập trung chú ý nghe giảng, ghi chép và tham gia tích cực vào quá trình học tập để hiểu sâu sắc về nội dung bài giảng.
- Trong quá trình đọc tài liệu, sinh viên chủ động ghi chép, bút ký những vấn đề quan trọng, chủ động đề xuất những vướng mắc, khó khăn để trao đổi với giảng viên.
2. Phương tiện dạy học
Sử dụng máy chiếu đa năng, các phương tiện hiện có để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy.
V. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU TỰ HỌC, ĐỀ TÀI XÊMINA, CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Câu hỏi nghiên cứu tự học
a. Phân biệt quản lý với quản lý hành chính Nhà nước?
b. Phân tích sự bất bình đẵng trong phương pháp điều chỉnh của luật hành chính?
c. Phân tích nguyên tác tâp trung dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước?
d. Phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính Nhà nước?
e. Phân tích vai trò của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà nước?
f. Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước? Khái niệm tổ chức xã hội? Phân biệt cơ quan hành chính Nhà nước với tổ chức xã hội?
g. Khái niệm cán bộ công chức? Địa vị pháp lý của cán bộ công chức?
h. Hình thức quản lí hành chính Nhà nước là gì? Các hình thức quản lí hành chính Nhà nước?
i. Phương pháp quản lí hành chính nhà nước? Các phương pháp quản lí hành chính nhà nước?
j. Thế nào là vi phạm hành chính? Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính? Ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc này trong việc xử lý vi phạm hành chính?
k. Trách nhiệm hành chính phát sinh khi nào? Khi nào không phát sinh trách nhiệm hành chính?
l. Phân biệt quyết định quản lý hành chính Nhà nước với quyết định của toà án, viện kiểm sát
m. Thế nào là thủ tục hành chính? Đồng chí có suy nghĩ gì về thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay?
n. Các biện pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước? Vì sao phải bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước?
o. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
p. Thế nào là vụ án hành chính? Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính?
q. Phân biệt hoạt động quản lý hành chính Nhà nước với hoạt động xét xử xét xử các vụ án hành chính
2. Đề tài xêmina:
a. Đề tài 1. Bằng kiến thức đã học đồng chí hãy phân tích, làm rõ:
- Cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
- Ý nghĩa của các nguyên tắc này trong công tác quản lý hành chính nhà nước?
b. Đề tài 2. Vấn đề hành chính hóa các quan hệ pháp luật hình sự và ngược lại? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục?
c. Đề tài 3. Bằng kiến thức đã học đồng chí hãy phân tích “Tư cách của người khởi kiện vụ án hành chính”. Ý nghĩa của quy định này trong công tác quản lý hành chính nhà nước?
3. Câu hỏi thảo luận:
a. Vì sao nói: “áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính quan trọng nhất”? Các yêu cầu của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính?
b. Phân tích nguyên tắc “tập trung – dân chủ” trong quản lý hành chính Nhà nước?
c. Phân biệt công chức với viên chức? ý nghĩa của việc quy định những việc cán bộ, công chức không được làm trong Pháp lệnh cán bộ, công chức?
d. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo các yêu cầu nào?
e. Thế nào là cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương? Việc thực hiện cơ chế một cửa phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
f. Đặc điểm của quyết định hành chính – đối tượng xét xử của Tòa Hành chính Viêt Nam?

VII. TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌC TẬP
1. Tài liệu chính:
- Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – NXBCAND năm 2003.
- Trường Đại học CSND - Đề cương bài giảng Luật Hành chính – Năm 2007.
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (bổ sung, sửa đổi năm 2007, 2008).
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Các Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính.
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (bổ sung, sửa đổi năm 2006)
- Pháp lệnh cán bộ công chức (bổ sung, sửa đổi năm 2003)
2. Tài liệu tham khảo:
- Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật – NXB CAND 2003.
- Luật khiếu nại, tố cáo.
- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.
- Đại học luật Hà Nội - Giáo trình Luật hành chính Việt Nam năm 1997.
- Đại học Luật TPHCM - Hướng dẫn học tập môn Luật hành chính Việt Nam – NXB Giao thông vận tải – Năm 2003.
- Vụ pháp luật Hành chính, Hình sự - Bộ Tư pháp - Tìm hiểu Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 – NXB TP.HCM năm 2002.
- Thạc Sỹ Phạm Trọng Cường - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - NXB TP.HCM năm 2005.
- Luật sư Nguyễn Phúc Thành - Mô hình hóa Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 – NXB Lao động xã hội năm 2002.

TRƯỞNG BỘ MÔN



THƯỢNG TÁ TS TRẦN QUANG THÔNG

Không có nhận xét nào: